5 cách marketing phòng khám không thể bỏ qua năm 2023
Marketing phòng khám là vấn đề khiến nhiều bác sĩ phải trăn trở bởi họ đều mạnh chuyên môn, nhưng không quá rõ về lĩnh vực truyền thông. Trong bài viết này, iCare Partner sẽ tổng hợp 5 cách marketing phòng khám phổ biến để giúp việc marketing phòng khám thuận lợi hơn.
1. Word of mouth
Theo Bookimed, “word of mouth” có thể được dịch theo nghĩa đen là “marketing truyền miệng”. Theo định nghĩa của Anderson (1998), “word of mouth” được xem như hình thức truyền thông giữa hai bên với nhau, liên quan tới việc đánh giá về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà không có yếu tố truyền thông nào tác động.
Hiểu theo cách khác, “marketing truyền miệng” chính một phương thức quảng cáo miễn phí, nhằm gia tăng ấn tượng của khách hàng mới về thương hiệu của bạn. Và người hỗ trợ cho hoạt động “quảng cáo” này chính là các bệnh nhân của phòng khám.
Vậy nên, sau khi sử dụng và cảm thấy hài lòng với chất lượng dịch vụ y tế, khách hàng có thể giới thiệu thêm cho bạn bè, người thân. Nhờ vậy, phòng khám sẽ thu hút được thêm nhiều khách hàng mới.
Để marketing phòng khám thông qua “marketing truyền miệng”, các chủ phòng khám có thể cân nhắc một vài phương thức phổ biến dưới đây:
- Review từ Facebook: Những đánh giá về chất lượng dịch vụ trên Facebook chính là yếu tố ảnh hưởng chủ chốt ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng khám. Vậy nên, bộ phận khách hàng cần theo dõi mục đánh giá này thường xuyên. Bên cạnh đó, nếu gặp phản ứng tiêu cực từ khách, cần nhanh chóng khắc phục để cải thiện dịch vụ y tế. Như vậy, mới khiến phòng khám phát triển hơn được.
- Chia sẻ từ KOCs: Một trong những cách marketing phòng khám khác chính là tận dụng sức ảnh hưởng của KOCs hay KOLs. Thông qua việc booking, các KOLs hay KOCs có thể chia sẻ thông tin của phòng khám trên các nền tảng xã hội như TikTok, Facebook…Bên cạnh đó, việc sàng lọc nên chọn KOCs hay KOLs nào cũng cực kỳ quan trọng. Tệp người xem của họ phải tương ứng với tệp khách hàng tiềm năng của phòng khám.
- Xây dựng “group cộng đồng” trên Facebook: Việc tạo dựng 1 cộng đồng chung, giúp bệnh nhân chia sẻ kiến thức hoặc kinh nghiệm liên quan cũng là lựa chọn không tồi. Nhờ việc xây dựng group cộng đồng này, phòng khám có thể được nhiều người biết đến hơn, và thu nhập thêm 1 lượng thông tin từ các khách hàng mới.
2. SEO cho phòng khám
Google lẫn các công cụ tìm kiếm chính là cách thu hút bệnh nhân mới hàng đầu cho các phòng khám trong năm 2023. So với quảng cáo trực tuyến, SEO y tế có tính hiệu quả cao hơn. Thế nên, khi muốn marketing phòng khám, việc thực hiện SEO là yếu tố không thể bỏ qua.
Để tối ưu hoá nội dung trên các công cụ tìm kiếm, các bài viết của phòng khám bắt buộc phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của Google. Đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, nội dung của phòng khám thuộc mục YMYL (mục liên quan đến Cuộc sống & Tiền bạc) nên phải được xét duyệt kỹ lưỡng, có tính chuyên môn y tế cao.
Đồng thời, Google cũng thường cập nhật, kiểm tra hàng năm các trang web liên quan đến mục này. Thế nên, nội dung đăng tải trên trang web của phòng khám cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Được tối ưu hoá, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn SEO
- Thường được cập nhật để chất lượng không bị “lỗi thời”
- Chất lượng được kiểm chứng kỹ lưỡng, đúng với chuyên môn
Điều này đòi hỏi nỗ lực không ngừng nghỉ từ đội ngũ marketing phòng khám. Bởi đây là một quá trình dài để nghiên cứu, tìm tòi cũng như đặt tâm sức vào. Nhưng nếu làm tốt, phòng khám chắc chắn sẽ thu được những “món lợi” khổng lồ.
Dưới đây là một vài công cụ thường được dùng để phân tích từ khóa, các đối thủ cạnh tranh và xác định vị thế của phòng khám
- Ahref
Trong các công cụ phân tích SEO trên thị trường, Ahref được đánh giá là công cụ có khả năng thu nhập và phân tích dữ liệu cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, Ahref còn hiển thị thêm TOP 10 website có truy cập tốt dựa trên cùng một truy vấn, giúp các chủ phòng khám có thể học hỏi và phân tích thêm nội dung.
- Google Search Console
Công cụ này sẽ phân tích website của bạn dựa trên các yếu tố như: vị trí xếp hạng hiện tại, CTR (tỷ lệ nhấp) trung bình trong 1 khoản thời gian, số lần nhấp chuột được thực hiện. Trên thực tế, quy trình sử dụng công cụ Google Search Console sẽ bao gồm những bước như sau:
- Lựa chọn 1 trang web bạn muốn tối ưu
- Dán URL của trang web trên vào Google Search Console để đo lường mức hiệu quả: xét phạm vi truy vấn, và vị trí xếp hạng của trang web
- Nếu nhận thấy xếp hạng của trang chưa cao, có thể phân tích thêm đối thủ cạnh tranh. Sau đó, tối ưu hoá trang web sao cho ngày càng phù hợp với các thuật toán của Google
- Topvisor
Topvisor là một công cụ tuyệt vời để theo dõi xếp hạng của các trang theo truy vấn. Thông qua công cụ này, các chủ phòng khám có thể biết được thêm cách thu hút bệnh nhân mới. Đồng thời, nhờ những thay đổi được triển khai trên website, xếp hạng của trang web cũng có thể thay đổi. Đồng thời, nếu dùng Topvisor, bạn cũng có thể theo dõi xếp hạng của đối thủ trên cùng 1 truy vấn.
3. Tiếp thị liên kết cho phòng khám
Một trong những cách marketing phòng khám hiệu quả khác chính là tiếp thị liên kết (affiliate marketing). Tiếp thị liên kết có thể được xem như sự hợp tác của các thương hiệu. Để lựa chọn nơi hợp tác tiếp thị liên kết, có thể cân nhắc các nền tảng hoặc đại lý du lịch, y tế.
Đối với nhiều marketers hoặc các chủ phòng khám, hướng marketing này vẫn còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, đây chính là giải pháp rất hữu hiệu để tiết kiệm ngân sách, nhưng vẫn tăng lượng bệnh nhân lên khoảng 40%.
Vậy việc tiếp thị liên kết để marketing phòng khám được thực hiện thế nào? Làm thế nào để tận dụng tiếp thị liên kết cho phòng khám?
1. Chủ sở hữu đăng tải thông tin phòng khám lên các trang chuyên tổng hợp danh sách phòng khám uy tín, hay các trang đăng tải nội dung liên quan đến y khoa. Tuỳ thuộc vào nền tảng bạn lựa chọn, phòng khám có thể bị thu phí đăng bài hoặc không. Một số trang web chỉ nhận phí hoa hồng nếu có bệnh nhân đặt lịch hẹn, và sẽ cho đăng bài miễn phí.
2. Bệnh nhân sau khi thấy được phòng khám từ các nền tảng này sẽ liên hệ trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng
3. Bộ phận chăm sóc khách hàng lắng nghe vấn đề của bệnh nhân, làm việc với bác sĩ và sắp xếp nhân sự phù hợp
Tiếp thị liên kết chính là một ý tưởng hữu hiệu để quảng bá cho phòng khám của bạn. Lợi ích chính của việc tiếp thị liên kết này chính là thu hút bệnh nhân quốc tế, chứ không chỉ bệnh nhân địa phương. Điều đó sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội cho các chủ sở hữu, giúp gia tăng quy mô phòng khám.
4. Marketing qua mạng xã hội cho phòng khám
Mạng xã hội là nơi tập hợp nhiều người ở mọi lứa tuổi, mọi miền trên đất nước Việt Nam. Thế nên, các chủ phòng khám chắc chắn sẽ tìm thấy được đối tượng mục tiêu cho phòng khám của mình thông qua các trang mạng này. Trong marketing phòng khám, đây chính là một trong những cách chính để thu hút bệnh nhân.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn nên phát triển tại trang mạng xã hội nào cũng cực kỳ quan trọng. Bởi các chủ phòng khám không nhất thiết phải đầu tư 100% vào tất cả các trang mạng xã hội. Thay vào đó, hãy chọn trang mạng xã hội được dùng nhiều nhất bởi tệp khách hàng chính. Như vậy, sẽ hiệu quả gấp bội lần.
Để thu hút các khách hàng mới và tăng lượng truy cập trên nền tảng mạng xã hội, các chủ phòng khám có thể tận dụng các mã giảm giá, hay những khoản ưu đãi có giới hạn. Với các bác sĩ hay phòng khám trong lĩnh vực thẩm mỹ, việc công bố ảnh trước và sau khi chỉnh sửa của bệnh nhân sẽ tạo lòng tin cho nhiều khách hàng hơn.
Ngoài ra, mạng xã hội cực kỳ tiện lợi. Nhờ mạng xã hội, phòng khám có thể dễ dàng giải đáp các thắc mắc của bệnh nhân, hay đặt lịch hẹn với khách. Nhờ vậy, tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing) luôn là công cụ mạnh mẽ nhất nhì để quảng bá dịch vụ y tế trên thị trường hiện nay.
5. Video content marketing
Sáng tạo nội dung thông qua video là một cách marketing mới, giúp các chủ phòng khám quảng bá dịch vụ đến khách hàng và tăng SEO cho website. Việc thêm video trên Youtube sẽ ảnh hưởng tích cực đến trang web của bạn trên Google. Đồng thời, đây cũng là một hướng marketing phòng khám hiệu quả.
Đặc biệt là trong thời buổi hiện nay, khi khách hàng đang dần dành ít thời gian hơn để tiếp thu 1 lượng kiến thức nào đó. Việc xây dựng nội dung qua video sẽ giúp cung cấp nhiều thông tin và thu hút người xem hơn. Nếu thử so sánh giữa việc làm nội dung truyền thống và xây dựng nội dung qua video, có thể thấy rõ
1. Một khách hàng chỉ có thể đọc tối đa 2000 chữ trong vòng 1-2 tiếng
2. Một khách hàng có thể dành khoảng 5-10 phút xem 1 video và tiếp thu được nhiều hơn so với việc đọc
Thế nên, việc lựa chọn phương án 2 là hợp lý hơn. Bởi các bệnh nhân có thể hiểu rõ về phòng khám một cách nhanh chóng, chi tiết hơn. Đồng thời, giúp các bệnh nhân tiết kiệm ít thời gian hơn.
Trong bài viết trên, iCare Partner đã chia sẻ “bí kíp” marketing phòng khám, cụ thể là 5 cách marketing phòng khám được ưa chuộng nhất nhì năm 2023. Tuy nhiên, để thực hiện được những cách trên không chỉ yêu cầu thời gian, tiền bạc, mà cũng cần phải sở hữu kiến thức nền vững vàng trong lĩnh vực marketing. Mỗi bước đều cần chuyên gia đảm bảo giúp đẩy nhanh tiến độ, tối ưu hoá chi phí.
Thế nên, các chủ phòng khám chỉ mạnh về chuyên môn y tế nên cân nhắc nhờ hỗ trợ từ bên thứ ba. Và với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ Marketing phòng khám cho nhiều khách hàng lớn và nhỏ, iCare Partner chính là lựa chọn không thể phù hợp hơn.