Những lời khuyên cho các bác sĩ thiết kế phòng khám tại nhà

Tăng trưởng doanh thu
Bài viết được viết bởi chuyên gia Dương Mạnh Cường

Thiết kế phòng khám tại nhà được xem là cần thiết nhằm tăng hiệu suất công việc của nhân viên và nâng cao chất lượng dịch vụ cho bệnh nhân. Đáp ứng đồng thời yêu cầu của chuyên gia y tế và bệnh nhân là một thách thức khi thiết kế phòng khám.

1. Cá nhân hóa thiết kế (Personalise the Design)

Sự sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên khác biệt cho các thiết kế phòng khám tại nhà. Đối với mỗi cơ sở y tế, quy trình bố trí và sắp xếp nội thất của phòng khám cần được điều chỉnh và cá nhân hóa tùy thuộc vào các dịch vụ cụ thể mà cơ sở đó cung cấp.

Các yếu tố sáng tạo, chẳng hạn như sự linh hoạt trong bố trí không gian và việc sử dụng công nghệ tiên tiến, có thể được tích hợp để tối ưu hóa không gian và cải thiện hiệu suất của phòng khám. Mặc dù mỗi thiết kế có thể khác nhau, nhưng quan trọng nhất là đảm bảo rằng chúng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng và mang lại trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho bệnh nhân.

2. Chú ý lối vào (Pay attention to the entrance)

Một số cơ sở thường không chú đến lối vào của phòng khám như một trong các quy trình làm tăng trải nghiệm dịch vụ của bệnh nhân. Việc thiết kế phòng khám cần chú ý đến lối vào để đảm bảo sự thoải mái của bệnh nhân. Lối vào cần rộng rãi, sạch sẽ để bệnh nhân có thể đi vào một cách dễ dàng

 Đảm bảo lối vào của phòng khám
Đảm bảo lối vào của phòng khám

Trong một số trường hợp, lối vào cần đủ độ rộng để nhiều người có thể thoải mái vào cùng một lúc. Có thể bố trí thêm thang máy nếu cơ sở có nhiều tầng, bên cạnh đó đảm bảo việc di chuyển lên cầu thang dễ dàng, an toàn trong trường hợp đông đúc bệnh nhân.

3. Để mắt tới sàn nhà

Thiết kế phòng khám cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh và an toàn. Sàn nhà cần được làm sạch và khử trùng thường xuyên. Đảm bảo sàn không quá trơn trượt, có vết nứt, điều này cần chú ý nghiêm ngặt hơn khi bệnh nhân có thể là trẻ em hoặc người lớn tuổi

Sàn được làm bằng gỗ là một trong các lựa chọn được nhiều cơ sở phòng khám sử dụng bởi độ an toàn và bền bỉ. Bên cạnh đó, việc đảm bảo cho môi trường sạch sẽ, vệ sinh an toàn để tránh các trường hợp lây lan khi bệnh nhân đông đúc.

4. Thắp sáng đúng cách

Thiết kế phòng khám cần chú trọng đến yếu tố ánh sáng. Phải đảm bảo các thiết bị chiếu sáng được bố trí một cách phù hợp với chức năng và không gian của phòng khám. Một số công nghệ chiếu sáng tiên tiến được tích hợp trong phòng khám để hỗ trợ bệnh nhân trong việc điều trị.

Tùy vào lĩnh vực chữa trị mà ánh sáng ở từng khu vực trong phòng khám có thể thay đổi. Điều này cần được chú ý nhiều hơn đối với phòng khám mắt hoặc nha khoa.

Một số phòng khám sử dụng ánh sáng dịu nhẹ tại khu lễ tân hoặc phòng chờ để đảm bảo sự thư giãn, yên tĩnh cho bệnh nhân. Ánh sáng phù hợp sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên, tối ưu hóa hoạt động tại cơ sở và tạo điều kiện cho sự phục hồi của bệnh nhân.

5. Cách phối màu rất quan trọng

Màu sắc có thể tác động đến tâm trạng của bệnh nhân nếu được sử dụng đúng cách. Bạn cần chú đến màu sắc và loại sơn khi thiết kế phòng khám tại nhà. Có thể lựa chọn một số tông màu trung tính như be, trắng, kem để tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng cho bệnh nhân và người nhà khi đến thăm khám

Phối màu phù hợp khiến không gian thoáng đãng, dễ chịu
Phối màu phù hợp khiến không gian thoáng đãng, dễ chịu

Cách phối màu rất quan trọng, trong một số trường hợp nếu lựa chọn tông màu phù hợp với cách bố trí vật dụng sẽ giúp thu hút sự chú ý của bệnh nhân. Một số tông màu nhạt như xanh nhạt, vàng nhạt, xám là sự lựa chọn có thể cân nhắc.

6. Cách phối màu rất quan trọng

Thiết bị y tế trong phòng khám có thể được sử dụng cho cả mục đích chẩn đoán và điều trị. Mẫu thiết kế phòng khám phù hợp nên bố trí các thiết bị đặt ở khu vực riêng biệt trong phòng khám. Cần chú ý kiểm tra liên tục trong quá trình lắp đặt, chỉnh sửa để đảm bảo có đủ không gian khi cần điều chỉnh.
Đối với một số thiết bị có đi kèm dây hoặc phần lắp ráp cồng kềnh cần được sắp xếp gọn gàng, hạn chế nguy cơ vấp ngã và gây mất mỹ quan trong phòng khám. Thiết kế phòng khám cần xem xét tất cả các yếu tố khi sắp xếp, bố trí vật dụng để đảm bảo sự gọn gàng, thuận tiện trong di chuyển của nhân viên và bệnh nhân.

7. Những điểm cần nhớ khi thiết kế phòng khám tại nhà

Lưu ý khi tiếp nhận bệnh nhân: Nơi tiếp nhận sẽ tạo ấn tượng đầu tiên của bệnh nhân với phòng khám. Thiết kế phòng khám cần chú trọng vào khu vực tiếp nhận, ấn tượng tốt với phòng khám có thể bắt nguồn từ đây. Bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và đặt niềm tin khi được đón tiếp chu đáo trong không gian phù hợp.
Khu vực phòng chờ: Sự chờ đợi của bệnh nhân sẽ trở nên dễ chịu và xứng đáng hơn nếu khu vực phòng chờ được thiết kế một cách phù hợp. Trong các thiết kế phòng khám tại nhà, khu vực chờ cần được sắp xếp sao cho thoải mái, bố trí chỗ ngồi hợp lý và đảm bảo có không gian cá nhân. Bên cạnh đó, phòng chờ có thể thiết kế tận dụng tối đa không gian có sẵn

8. Câu hỏi thường gặp

a. Làm thế nào để một phòng khám thành công?

Điều quan trọng của một phòng khám thành công là phải đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân và cả nhân viên. Điều này thể hiện rõ trong việc bác sĩ thực hiện chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân, y tá thực hiện các công việc chăm sóc, chuẩn bị hồ sơ bệnh án. Đồng thời, nhân viên tiếp nhận bệnh nhân cũng là một phần quan trọng để đảm bảo sự hài lòng. Vì vậy, thiết kế phòng khám tại nhà cần tạo dựng một không gian phù hợp cho cả nhân viên và bệnh nhân
b. Những công cụ cần thiết để bắt đầu một phòng khám?

Khi thiết kế phòng khám cũng cần chú ý đến nơi sắp xếp các trang thiết bị khi bắt đầu đi vào hoạt động. Một số công cụ cần thiết để bắt đầu một phòng khám bao gồm bàn, ống nghe, máy đo huyết áp, dụng cụ soi tai. Đối với thiết bị hỗ trợ, cần có điện thoại, máy tính, máy in, máy fax và máy quẹt thẻ.

Ngoài ra, không thể thiếu các trang thiết bị y tế như thuốc, găng tay, dao mổ, ống tiêm, băng gạc, khăn lau và dụng cụ ấn lưỡi. Cuối cùng, cần quan tâm đến các tiện ích kèm theo như kết nối internet, hệ thống điều hòa không khí, máy quạt để đảm bảo môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả.

Thiết kế phòng khám là một trong những việc đầu tiên khi triển khai một cơ sở y tế chất lượng, đây là một việc rất quan trọng và không dễ dàng, đặc biệt với những chủ phòng khám chỉ tập trung vào chuyên môn khám và điều trị. Thấu hiểu điều đó, iCare Partner mong muốn hợp tác với các phòng khám để hỗ trợ tư vấn, thiết kế và triển khai toàn bộ các mảng việc phi lâm sàng.

Hãy để chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ bạn
Chia sẻ bài viết:

Tác giả

Bài viết liên quan

Nhận đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp của bạn

Chúng tôi hiểu rằng việc tìm kiếm một đối tác đồng hành có thể là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, chúng tôi đã sẵn sàng giúp bạn dễ dàng hơn bằng cách cung cấp đề xuất miễn phí từ chuyên gia cho bạn.
Đặt câu hỏi cho chuyên gia

    Mục Lục
    Đóng