Quảng cáo nha khoa loại nào hiệu quả? Đánh giá từ chuyên gia

Tăng trưởng doanh thu
Bài viết được viết bởi chuyên gia Lê Thị Minh Châu

Vì quảng cáo nha khoa bao gồm nhiều loại hình khác nhau, nên việc lựa chọn hướng đi phù hợp luôn là trăn trở của nhiều chủ phòng khám. Trong bài viết này, iCare Partner sẽ phân tích chi tiết các loại content quảng cáo nha khoa hiệu quả dựa trên đánh giá từ chuyên gia. 

1. Các loại quảng cáo nha khoa có tỷ xuất hoàn vốn cao 

1. Quảng cáo bằng cuộc gọi

Quảng cáo nhấn để gọi được xem là loại quảng cáo trực tuyến hiệu quả nhất, giúp khách hàng tiềm năng tiếp xúc trực tiếp với phòng khám. Thông qua việc quảng cáo nha khoa trên các nền tảng như Google Ads hay Facebook, đối tượng khách hàng mục tiêu có thể gọi trực tiếp đến phòng khám chỉ bằng một cú click chuột. Có thể nhận xét rằng thao tác thực hiện quảng cáo này khá đơn giản.

Bên cạnh đó, do liên kết trực tiếp đến đường dây nóng của phòng khám, quảng cáo nhấn để gọi chỉ tối ưu nhất với thiết bị di động. Nếu sử dụng trên máy tính, bệnh nhân không thể gọi trực tiếp được đến phòng khám. Tuy nhiên, nếu quảng bá trên điện thoại thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Chỉ với một lần bấm nút, thiết bị sẽ tự động kết nối đến phòng khám, và lễ tân có thể bắt đầu thực hiện tư vấn ngay lập tức.

Quảng cáo nhấn để gọi là phương thức quảng cáo nha khoa hiệu quả
Quảng cáo nhấn để gọi là phương thức quảng cáo nha khoa hiệu quả

2. Quảng cáo Facebook địa phương 

Quảng cáo Facebook địa phương chính là một loại quảng cáo chỉ được tối ưu tại địa phương trên nền tảng Facebook. Cụ thể, thay vì chạy quảng cáo tràn lan, người đặt quảng cáo sẽ giới hạn người xem tại địa phương theo địa chỉ nha khoa. Nhờ vậy, phòng khám có thể dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng tại địa phương và giảm thiểu chi phí quảng cáo. Và Facebook luôn là nền tảng hiệu quả để sử dụng loại quảng cáo này. 

Trước khi quảng cáo, nhằm thúc đẩy tốc độ khách hàng tiếp cận với nha khoa nhanh hơn, các phòng khám nên cập nhật thông tin cần thiết trên trang Facebook. Cụ thể, cần lưu ý hiển thị rõ thông tin, vị trí nha khoa; giờ hoạt động; và nút gọi gắn trực tiếp với số điện thoại nha khoa. Nhờ vậy, sau khi thấy quảng cáo, khách hàng có thể nhấp vào ngay trang Facebook và hiểu rõ cách thức liên lạc cùng những thông tin khác của nha khoa. 

3. Quảng cáo Retargeting

Quảng cáo Retargeting, có thể còn được biết đến với tên gọi khác như “Quảng cáo bám đuổi” cũng là một hình thức quảng cáo nha khoa hiệu quả. Quảng cáo này sẽ tập trung thu hút lại những khách hàng đã truy cập vào trang web của phòng khám nhưng chưa thực hiện bất cứ hành động gì. 

Cụ thể, có nhiều khách hàng tuy muốn sử dụng dịch vụ nha khoa nhưng những thông tin trên website vẫn chưa đủ hấp dẫn, chưa đủ sức thuyết phục. Thế nên, dù cảm thấy “lung lay” nhưng các khách hàng này lựa chọn bỏ qua phòng khám. Quảng cáo Retargeting sẽ đẩy lại website của phòng khám lên các công cụ tìm kiếm. Từ đó, giúp khách hàng chú ý lại và cân nhắc sử dụng dịch vụ. 

Tất nhiên, khi lựa chọn quảng cáo Retargeting, nha khoa phải có nhiều thay đổi để tác động đến quyết định của khách hàng. Bởi nếu chỉ chạy quảng cáo, mà chất lượng hay những chính sách của nha khoa vẫn như trước thì các bệnh nhân cũng chỉ tiếp tục phân vân. Và xác suất đưa ra lựa chọn khác là rất thấp. Thế nên, các nha khoa nên sử dụng quảng cáo Retargeting khi đang chạy các chương trình ưu đãi, giảm giá…

4. Online Review

Online review (đánh giá trực tuyến) được xem như một phiên bản khác của quảng cáo truyền miệng (word of mouth). Thông thường, sau khi sử dụng xong dịch vụ, các bệnh nhân sẽ đăng bài đánh giá chia sẻ cảm nhận của mình về chất lượng dịch vụ lên các nền tảng như Google hay Facebook. Và tất nhiên, khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào, khách hàng đa phần đều tìm hiểu kỹ những feedback (đánh giá) này. 

Đánh giá trực tuyến ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nha khoa của khách hàng
Đánh giá trực tuyến ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nha khoa của khách hàng

Vậy nên, nếu muốn thu hút thêm nhiều khách hàng mới cho nha khoa, các chủ phòng khám cần thúc đẩy bệnh nhân thực hiện những bài đánh giá tích cực trên Google hoặc Facebook. Nhờ vậy, sau khi đọc những đánh giá này, các khách hàng mục tiêu mới có thể cảm thấy tin tưởng hơn vào chất lượng dịch vụ của phòng khám. 

2. Nha khoa có nên quảng cáo trên Facebook không?

1. Mục tiêu hàng đầu của Facebook là giải trí cho người dùng

Mục tiêu chính của Facebook – một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất nhì hiện nay không phải là giúp các doanh nghiệp nói chung thu hút được khách hàng, hay các nha khoa nói riêng tìm được bệnh nhân. Mà mục tiêu hàng đầu của Facebook chính là trở thành công cụ giải trí cho người dùng của họ. Thế nên, thuật toán Facebook lúc nào cũng sẽ ưu tiên những nội dung mới. 

Cụ thể, giả sử nha khoa bắt đầu thực hiện một bài quảng cáo trên Facebook để thu hút khách hàng mới. Và trong ngày đầu tiên, bài quảng cáo của nha khoa nhận được nhiều sự chú ý với tương tác tốt. Nhưng chỉ vài ngày sau đó, bài viết này gần như sẽ “bốc hơi” khỏi mục đề xuất của Facebook vì thuật toán vừa được đề cập. 

Mục tiêu chính của Facebook là “rào cản” cho các nha khoa
Mục tiêu chính của Facebook là “rào cản” cho các nha khoa

Thế nên, việc chạy một bài quảng cáo tốt thời gian đầu chưa hẳn sẽ giúp nha khoa tìm được bệnh nhân mới. Có thể nói, thuật toán của Facebook chính là “nan đề” khó giải của nhiều nha khoa. Bởi rất khó để duy trì một bài quảng cáo trong khoảng thời gian dài, và thuật toán cũng không ưu tiên nội dung cũ. 

Nếu đặt lên bàn cân để so sánh giữa Facebook với Google, có thể thấy rằng Google đang tối ưu hơn hẳn. Một bài quảng cáo nếu chạy liên tục trên Facebook sẽ bị thay thế nhanh chóng. Nhưng Google thì không như vậy, Google không quan tâm bài quảng cáo của bạn sẽ kéo dài bao lâu. Bên cạnh đó, mục tiêu chính của Google cũng không giống như Facebook. 

Với Google, người dùng sử dụng nền tảng này như một công cụ tìm kiếm, giúp tìm hiểu những thông tin hữu dụng về vấn đề nào đó. Vậy nên, chỉ cần làm tốt việc tối ưu hoá website nha khoa trên Google thì các chủ phòng khám đã phần nào thành công trong việc thu hút khách hàng mới. Tuy nhiên, không thể phủ nhận Facebook vẫn là một công cụ hiệu quả, nhưng sẽ phù hợp hơn cho một mục đích sử dụng khác.

2. Facebook là kênh hiệu quả để re-marketing

Thay vì sử dụng Facebook để thu hút khách hàng mới, mạng xã hội này phù hợp để thực hiện các chiến dịch re-marketing hơn. Cụ thể, theo Vinahost, re-marketing có thể được hiểu là chiến lược giúp doanh nghiệp tăng cường tương tác lại với các khách hàng “cũ” thông qua các nền tảng xã hội hoặc các công cụ khác như email marketing. 

Facebook là kênh hiệu quả để re-marketing
Facebook là kênh hiệu quả để re-marketing

Ví dụ như nếu ai đó quan tâm đến Invisalign, họ có thể tốn rất nhiều thời gian để tìm hiểu hay quyết định được nha khoa nhằm nhận tư vấn. Và Facebook chính là công cụ tuyệt vời để thúc đẩy tương tác lại. Bởi nếu họ đã từng tìm hiểu trước về nha khoa của bạn, Facebook sẽ đề xuất thêm các nội dung liên quan đến nha khoa trên bảng tin những khách hàng này. Vậy nên, các chủ phòng khám cũng nên chú trọng xây dựng content nha khoa. 

3. Mẫu content quảng cáo nha khoa được chứng minh hiệu quả

1. Kết quả trước – sau

Để quảng cáo nha khoa, có rất ít quảng cáo nào hiệu quả hơn loại quảng cáo thể hiện kết quả trước – sau. Khi khách hàng cảm thấy mệt mỏi với tình trạng răng hiện tại, việc xem được một quảng cáo thể hiện rõ sự khác biệt sẽ thuyết phục được khách hàng tin tưởng vào khả năng của nha khoa. Đồng thời, thúc đẩy niềm tin của khách hàng về việc thay đổi diện mạo bản thân. Dưới đây là một vài quảng cáo kết quả trước – sau điển hình.

Một trong những cách tiếp cận đáng tin cậy nhất chính là sử dụng loạt ảnh trước – sau để thể hiện rõ quá trình điều trị của khách hàng. Các chủ phòng khám có thể học hỏi theo nha khoa Malo. Nha khoa này đã sử dụng một trường hợp khó để chứng minh năng lực của đội ngũ bác sĩ tại đây. Và đối với bất cứ bệnh nhân nào đang vật lộn với tình trạng răng miệng không tốt, postcard này như “liều thuốc” hiệu quả, một chứng cứ vững chắc và tốt hơn bất cứ lời quảng cáo hoa mỹ nào. 

Bên cạnh đó, một bài học khác có thể rút ra từng postcard của nha khoa Malo chính là hãy học cách chụp ảnh quá trình điều trị của khách hàng. Nhờ vậy, bạn mới có thể có nhiều tư liệu để tận dụng. Tất nhiên, trước khi sử dụng những hình ảnh này thì bắt buộc phải có sự đồng thuận từ bệnh nhân. 

2. Đánh vào nỗi đau

Bất cứ ai cũng đều có những nỗi sợ riêng, và tất cả khách hàng tiềm năng của nha khoa cũng không phải ngoại lệ. Trên thực tế, răng miệng nếu gặp vấn đề mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Tận dụng điều này, các chủ phòng khám nên “khuếch trương” nỗi sợ của bệnh nhân trong các quảng cáo nha khoa.

Một ví dụ khá hay về loại quảng cáo “đánh vào nỗi đau” mà các chủ phòng khám có thể học tập chính là chiến dịch “Crooked Fork Tines” (tạm dịch: Chiến dịch “Dao nĩa cong”). Trong chiến dịch này, các marketer đã tận dụng nỗi sợ răng miệng ngày càng yếu đi của khách hàng. Từ đó, tạo nên một câu chuyện khá thú vị rằng nếu sử dụng dịch vụ nha khoa của họ, răng miệng bạn sẽ trở nên chắc khoẻ tới mức “bẻ cong” được chiếc nĩa trong hình.

3. Nhấn mạnh vào lợi ích 

Tới thời điểm hiện tại, một vài khách hàng thực chất vẫn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc đến nha khoa thường xuyên. Và quảng cáo chính là cách tối ưu nhất, giúp khách hàng nhận ra tầm quan trọng của việc này. Để nâng cao nhận thức khách hàng, nha khoa nhất định phải làm rõ những lợi ích có thể đạt được, như vậy mới thuyết phục thành công bệnh nhân lựa chọn phòng khám của bạn. 

Một bài học khá hay trong việc “nhấn mạnh lợi ích” chính là bài quảng bá trên Facebook của nha khoa Ridgewood. Trong bài viết trên, nha khoa đã sử dụng hình ảnh một người phụ nữ đang cắm implant nhưng vẫn thoải mái cắn dở quả táo – một loại trái cây gây nhiều khó khăn trong việc ăn uống khi niềng hoặc thẩm mỹ răng. Thông qua bài quảng bá trên, nha khoa khẳng định rõ rằng dù bạn sử dụng dịch vụ nào, thì vẫn có thể thoải mái ăn uống không sợ gì. Từ đó, ngầm khẳng định chất lượng dịch vụ của Ridgewood. 

4. Hài hước

Chẳng có mấy bệnh nhân trông đợi vào chuyến thăm nha sĩ. Và đây cũng là tâm lý chung của bất cứ ai. Sự miễn cưỡng này chính là lý do khiến các khách hàng tiềm năng của nha khoa lựa chọn “bỏ qua” bất cứ phòng khám nào. Họ chỉ thực sự đến nha khoa mỗi khi tình trạng răng diễn biến quá tệ. 

Thế nhưng, nếu nha khoa thành công thay đổi nhận thức của mọi người thì sao? Thay vì khoác lên mình phong cách phòng khám chuyên nghiệp, có thể thử “phá cách” thông qua việc xây dựng một hình tượng thật khác biệt. Ví dụ như một phòng khám vừa thân thiện, vừa hài hước. Như vậy, có thể dễ dàng tạo ra cảm tình với khách hàng. 

4. Bước tiếp theo để quảng cáo nha khoa hiệu quả cao

Bên cạnh việc nắm vững có bao nhiêu loại quảng cáo, hay cách thức quảng cáo hiệu quả, các chủ phòng khám nên tìm kiếm thêm sự hỗ trợ từ bên thứ ba. Như vậy mới có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí. Đồng thời, việc nắm rõ lý thuyết cũng chưa chắc đồng nghĩa với khả năng thực thi sẽ thành công. Đặc biệt là với các chủ phòng khám – những người vững kiến thức chuyên môn nhưng không quá rõ cách marketing nha khoa hiệu quả. 

Là một trong những đơn vị hỗ trợ các phòng khám y tế nổi bật trên thị trường hiện nay, iCare Partner chính là lựa chọn đáng để cân nhắc. Với kinh nghiệm hợp tác nhiều năm với các phòng khám cùng những bệnh viện uy tín nói chung và các nha khoa nói riêng, iCare Partner đã có nhiều kinh nghiệm trong mảng branding và marketing y tế. 

Nhờ vậy, nếu muốn được hỗ trợ và tư vấn thêm về quảng cáo nha khoa, các chủ phòng khám có thể cân nhắc liên hệ trực tiếp với iCare Partner. Để giúp việc liên hệ tư vấn trở nên dễ dàng hơn, khách hàng vui lòng điền thông tin liên lạc ở form bên dưới. Sau đó, sẽ có chuyên gia từ iCare Partner liên hệ và giải đáp thắc mắc cho bạn. 

Hãy để chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ bạn
Chia sẻ bài viết:

Tác giả

Bài viết liên quan

Nhận đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp của bạn

Chúng tôi hiểu rằng việc tìm kiếm một đối tác đồng hành có thể là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, chúng tôi đã sẵn sàng giúp bạn dễ dàng hơn bằng cách cung cấp đề xuất miễn phí từ chuyên gia cho bạn.
Đặt câu hỏi cho chuyên gia

    Mục Lục
    Đóng