Mô hình chăm sóc người bệnh theo nhóm nâng cao trải nghiệm
Áp dụng mô hình chăm sóc người bệnh theo nhóm hiện vẫn còn là trải nghiệm khá lạ với các bệnh nhân Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ những lợi ích về chi phí, thời gian, mô hình chăm sóc người bệnh đang dần được phát triển tại nước ta.
1. Điều gì thúc đẩy mô hình chăm sóc người bệnh theo nhóm?
Với mục tiêu cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả trong việc chăm sóc bệnh nhân, các chuyên gia trong ngành khẳng định rằng việc thực hiện chăm sóc theo nhóm là điều cần thiết.
Cụ thể, sau khi tập trung vào những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính hoặc các bệnh lý phức tạp khác, các chuyên gia đã nảy sinh ý tưởng “chăm sóc người bệnh theo nhóm”. Vậy nên, ngành y tế cũng dần chuyển đổi sang mô hình này để tối ưu hoá chi phí, giá trị.
Khi thực hiện mô hình chăm sóc theo nhóm này, bệnh nhân sẽ được thăm khám từ A-Z bởi một đội ngũ y bác sĩ cố định, bao gồm đầy đủ từ bác sĩ, y tá, điều dưỡng, thực tập sinh… Nhờ vậy, họ sẽ được theo dõi sát sao.
Bên cạnh đó, việc tạo thành đội này sẽ giúp gia tăng chất lượng chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu các xét nghiệm lặp đi lặp lại hoặc giải quyết những điểm không nhất quán trong việc thăm khám.
Bên cạnh những lợi ích mà mô hình này mang lại cho bệnh nhân, chăm sóc bệnh nhân theo nhóm còn giúp giảm tình trạng làm việc đến kiệt sức của bác sĩ – một căn bệnh toàn ngành, ảnh hưởng đến 83% bệnh viện.
Cụ thể, một bác sĩ không chỉ thăm khám, đưa ra phác đồ điều trị mà còn cần tìm hiểu về tình trạng bệnh nhân. Vậy nên, số lượng công việc của một bác sĩ rất lớn do thiếu kết nối với các điều dưỡng, hộ lý.
Cũng vì vậy, theo Tarek Elsawy, MD, FACP, Chủ tịch kiêm CEO của Reliant Medical Group chia sẻ: “Nếu càng yêu cầu y bác sĩ làm nhiều công việc ngoài lề thì hiệu quả không hề gia tăng, mà có khi còn giảm sút”. Vậy nên, việc thành lập mô hình chăm sóc người bệnh theo nhóm sẽ gia tăng chất lượng chăm sóc bệnh nhân cho đội ngũ y bác sĩ.
Cụ thể, các nhân viên điều dưỡng có trách nhiệm thông báo, chia sẻ nhiều hơn tình hình bệnh nhân đến bác sĩ lâm sàng; hoặc dựa theo các góp ý từ những bác sĩ thực tập để chăm sóc bệnh nhân tốt hơn.
Tóm gọn lại, mô hình này sẽ giúp bệnh viện vừa gia tăng chất lượng chữa bệnh, vừa giảm thiểu áp lực công việc cho đội ngũ nhân viên.
2. Cách thực hiện chăm sóc người bệnh theo nhóm
Việc thăm khám người bệnh theo nhóm yêu cầu những thay đổi về mặt văn hóa đáng kể ở hầu hết các bệnh viện, phòng khám hoặc những tổ chức chăm sóc sức khỏe.
Mô hình chăm sóc theo nhóm sẽ thúc đẩy sự bình đẳng giữa những thành viên, làm việc giao tiếp trở nên hiệu quả hơn và luôn lấy bệnh nhân thành trung tâm.
Để đạt được những điều này không hề dễ dàng, đặc biệt là trong ngành y tế vốn theo chế độ “gia trưởng” truyền thống, cùng sự phân cấp “quyền lực” rõ rệt. Thế nên, nếu muốn xây dựng mô hình này thành công thì cần phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Điều đầu tiên cần phải thực hiện trong quá trình xây dựng này chính là các tổ chức cần xác định vai trò của từng thành viên trong nhóm. Phải làm sao cho tất cả mọi người đều cảm thấy được tôn trọng, và sử dụng tối ưu khả năng của mình.
Đồng thời, các nhóm trưởng cũng cần lắng nghe nhiều hơn, tôn trọng góc nhìn của các bác sĩ lâm sàng nhằm thúc đẩy, xây dựng nên môi trường làm việc bình đẳng.
Tiếp theo, nhóm trưởng cũng cần tạo nên quy trình chia sẻ thông tin bệnh nhân bằng cả văn bản lẫn lời nói. Điều này sẽ giúp tất cả các thành viên trong nhóm sở hữu đầy đủ dữ liệu về bệnh nhân, từ đó đưa ra những quyết định khám chữa bệnh phù hợp.
Có thể nói, trong quá trình xây dựng mô hình, đây chính là bước khó khăn nhất. Bởi việc trao đổi và tiếp nhận thông tin trong bệnh viện có thể dễ dàng bị bỏ sót do cường độ công việc cao, cùng tình trạng ít giao tiếp giữa các bộ phận.
Lãnh đạo tổ chức cũng nên tạo ra các quy trình chia sẻ cả thông tin bằng văn bản và bằng lời nói về bệnh nhân, đảm bảo rằng mỗi thành viên trong nhóm chăm sóc có tất cả dữ liệu cần thiết để đưa ra quyết định chăm sóc sáng suốt.
Các nhà lãnh đạo tổ chức nên xác định bản sắc của nhóm chăm sóc và nhấn mạnh bản sắc đó với bệnh nhân. Điều này sẽ đảm bảo bệnh nhân biết rằng cô ấy đang được một nhóm điều trị.
Cuối cùng, trưởng nhóm cũng cần nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm chăm sóc cho bệnh nhân. Cụ thể, trưởng nhóm nên giới thiệu cho bệnh nhân về mô hình chăm sóc theo nhóm. Điều này sẽ giúp bệnh nhân nắm rõ thông tin rằng mình đang được một nhóm các y bác sĩ điều trị.
Theo các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Nghiên cứu và Chất lượng Y tế (AHRQ), mô hình chăm sóc người bệnh theo nhóm sẽ lấy bệnh nhân làm trung tâm. Từ đó, mối liên kết giữa bệnh nhân và từng thành viên trong nhóm trở nên chặt chẽ hơn.
Trong mô hình này, bệnh nhân gắn kết được với cả nhóm, đồng thời cảm thấy được chăm sóc xuyên suốt. Nhóm khám chữa bệnh lúc này như thực thể “gắn liền” với bệnh nhân.
Đồng thời, bệnh nhân cũng hiểu rõ và cảm thấy gắn kết hơn với nhóm. Mọi người trong đội ngũ có thể giới thiệu thêm cho bệnh nhân về vị trí công tác, cũng như chia sẻ thêm những thông tin khám chữa bệnh liên quan đến bệnh nhân đó. Những cuộc trò chuyện thường ngày có thể gắn kết tình cảm dễ dàng hơn.
Trưởng nhóm cũng nên lưu ý thêm về vai trò của bệnh nhân, hoặc người thân chăm sóc chủ yếu. Bằng cách chia sẻ thêm thông tin, cũng như tham khảo thêm về suy nghĩ của họ về liệu trình khám chữa bệnh, các bệnh nhân sẽ dần cảm thấy gắn kết hơn. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp đặc biệt thì phải cân nhắc thật kỹ lưỡng.
3. Mô hình chăm sóc người bệnh theo nhóm tác động thế nào đến trải nghiệm khách hàng?
Chăm sóc bệnh nhân theo nhóm không chỉ giúp điều chỉnh lại hoạt động của đội ngũ y bác sĩ, mà còn thay đổi trực tiếp trải nghiệm của bệnh nhân theo chiều hướng tích cực.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân cho rằng việc được chăm sóc theo nhóm khiến họ cảm thấy an toàn hơn nhiều. Đồng thời, chất lượng dịch vụ cũng được cải thiện đáng kể.
Trong thực tế, rất nhiều bệnh viện hay phòng khám đã chạy thử mô hình này và nhận về nhiều đánh giá tích cực. Tại Reliant Medical Group, 90% bệnh nhân đã đánh giá cao về trải nghiệm dịch vụ tại đây sau khi được thăm khám bằng mô hình chăm sóc người bệnh theo nhóm.
Và tất nhiên, trải nghiệm khách hàng chính là phần cực kỳ quan trọng với bất cứ bệnh viện, phòng khám nào nếu muốn kinh doanh hiệu quả.
Một số nghiên cứu cũng giải thích rằng khám chữa bệnh theo nhóm sẽ khiến các bác sĩ đỡ căng thẳng hơn, giảm thiểu áp lực. Nên từ đó dẫn đến thái độ với bệnh nhân cũng trở nên hòa nhã hơn, ít cảm giác khó chịu.
Bên cạnh đó, mô hình còn giúp giải quyết tình trạng kiệt sức lên bác sĩ. Ngoài việc gia tăng trải nghiệm khách hàng, mô hình này còn giúp việc điều trị trở nên hiệu quả hơn.
Tại Reliant Medical Group, không chỉ trải nghiệm khách hàng ghi nhận được những kết quả tích cực, mà tình trạng bệnh của nhóm bệnh nhân mắc chứng tiểu đường cũng cải thiện đáng kể. Có thể nói, mô hình chăm sóc bệnh nhân theo nhóm mang lại vô vàn lợi ích cho cả bệnh nhân lẫn đội ngũ y bác sĩ.
Tuy nhiên, vẫn có một vài chuyên gia lại không đồng tình với mô hình chăm sóc theo nhóm này. Họ cho rằng vẫn còn một số bất cập cho nhóm trưởng. Ví dụ như nhóm trưởng cần phải thông qua nhiều đề xuất từ các thành viên trong nhóm, từ đó giảm đi hiệu suất làm việc.
Mặc dù vẫn còn một vài ý kiến trái chiều, mô hình chăm sóc người bệnh theo nhóm hiện là một trong những giải pháp hữu hiệu mà ngành y nên cân nhắc phát triển thêm. Thế nhưng, việc xây dựng nên một hệ thống bài bản để chăm sóc người bệnh theo nhóm hiệu quả cần nhiều thời gian, công sức và vốn kiến thức vững.
Tại iCare Partner, chúng tôi cung cấp tổng thể các giải pháp và trực tiếp triển khai các hoạt động xây dựng hệ thống quản lý nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động cho bệnh viện, phòng khám, đặc biệt là những phòng khám có tham vọng mở chuỗi nhiều cơ sở. Thế nên, các chủ bệnh viện hay phòng khám có thể cân nhắc việc sử dụng dịch vụ của iCare Partner.