- 1. Quảng cáo mức độ nhận biết địa phương cho nha khoa
- 2. Quảng cáo gọi điện tới nha khoa
- 3. Quảng cáo chỉ gọi trên điện thoại
- 4. Nhắm mục tiêu nhân khẩu học khi quảng cáo nha khoa trên Facebook
- 5. Nhắc lịch hẹn
- 6. Remarketing
- 7. Quảng cáo tin nhắn Facebook
- 8. Quảng cáo nha khoa trên bản đồ Google
- 9. Từ khóa khẩn cấp
- 10. Hoa hồng giới thiệu
- 11. Quảng cáo nha khoa qua video
11 loại quảng cáo nha khoa giúp tăng doanh thu phòng khám
Quảng cáo nha khoa là những cách rất hữu hiệu giúp doanh thu phòng khám tăng hiệu quả. Thế nhưng quảng cáo như thế nào? Phương pháp nào là thích hợp với phòng khám, bạn đã biết chưa? Tìm hiểu 11 loại quảng cáo nha khoa giúp tăng doanh thu phòng khám ngay sau đây.
1. Quảng cáo mức độ nhận biết địa phương cho nha khoa
Trước hết để xây dựng thương hiệu một phòng khám nha khoa trên toàn địa bàn cả nước. Việc đầu tiên, phòng khám cần phải xây dựng sự nhận diện với những khách hàng tiềm năng ở địa phương. Giả sử phòng khám nha khoa ở Vũng Tàu, thì đối tượng khách hàng mục tiêu của phòng khám sẽ là người dân địa phương. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào quảng cáo phòng khám nha khoa đến các khu vực như Bắc Giang, Bắc Ninh thì rất khó đánh trúng đúng đối tượng mà phòng khám mong muốn. Và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cũng không cao.
Quảng cáo mức độ nhận biết địa phương cho nha khoa là một cách tuyệt vời, phòng khám có thể sử dụng google maps để chia sẻ thông tin liên quan về doanh nghiệp nha khoa, như địa chỉ, giờ làm việc, khoảng cách đến cơ sở nha khoa. Thậm chí, cách quảng cáo phòng khám nha khoa tại địa phương hiệu quả còn được khuyến khích để thêm cả số điện thoại (hotline) để khách hàng có thể liên hệ và dễ dàng đặt lịch hẹn.
2. Quảng cáo gọi điện tới nha khoa
Mục tiêu chính của tiếp thị hoặc quảng cáo cho ngành nha khoa là để bệnh nhân và khách hàng tiềm năng đặt lịch hẹn thông qua việc gọi điện thoại đến phòng khám. Quảng cáo Click-to-call có sẵn trên Facebook và Google Ads (trước đây được biết đến với tên gọi Google AdWords) trên điện thoại di động, máy tính để bàn và máy tính bảng.
Tiện ích này có thể được thêm vào quảng cáo hiện có hoặc các phòng khám nha khoa có thể tạo thêm các chiến dịch chỉ với chức năng gọi điện thoại.
3. Quảng cáo chỉ gọi trên điện thoại
Theo Google, hầu hết các tìm kiếm liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được thực hiện trên điện thoại di động. Và một trong mỗi hai mươi tìm kiếm trên Google là về thông tin liên quan đến sức khỏe. Đừng bỏ lỡ cơ hội. Phòng khám có thể tạo quảng cáo dành riêng cho thiết bị di động bằng các chiến dịch chỉ với tính năng gọi điện thoại qua Google Ads.
4. Nhắm mục tiêu nhân khẩu học khi quảng cáo nha khoa trên Facebook
Facebook cung cấp cho phòng khám nha khoa một lượng dữ liệu lớn về việc tùy chỉnh đối tượng theo mục tiêu nhân khẩu học khi thiết lập các quảng cáo phòng khám nha khoa. Ngoài những tiêu chí rõ ràng mà phòng khám đã thiết lập sẵn, chúng ta có thể tìm kiếm các đối tượng tiềm năng dựa trên ngôn ngữ, tình trạng mối quan hệ, thu nhập và sở thích.
VIệc xác định mục tiêu nhân khẩu học khi quảng cáo nha khoa trên Facebook sẽ giúp Facebook nhận biết đúng tệp đối tượng khách hàng của phòng khám, từ đó tiếp cận đúng và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi tệp khách hàng sang sử dụng dịch vụ cao hơn.
5. Nhắc lịch hẹn
Dù là thông qua tin nhắn điện thoại hay các cuộc gọi trực tiếp, việc nhắc nhở bệnh nhân về lịch hẹn luôn là điều cần thiết để đảm bảo bệnh nhân đến buổi hẹn đúng giờ. Một điểm đặc biệt để tối ưu hóa quy trình này trong quảng cáo nha khoa là các phòng khám có thể sử dụng lịch trên Google để gửi xác nhận lịch hẹn đến khách hàng. Sau đó gần đến ngày hẹn, bệnh nhân sẽ nhận được nhắc nhở lịch hẹn thông qua email.
6. Remarketing
Remarketing được hiểu đơn giản là “tái tiếp thị” đây được gọi là hành động nhắc nhớ đến khách hàng – những người đã quan tâm đến dịch vụ phòng khám hoặc những người đã ghé thăm trang web của phòng khám.
Tại phòng khám nha khoa, nếu ta thu thập địa chỉ email, phòng khám nha khoa có thể tận dụng chúng thông qua Customer Match trên Google Ads và Facebook. Chỉ cần tải lên địa chỉ email để tạo một đối tượng tái tiếp thị và tạo một quảng cáo để kích thích bệnh nhân đến thăm lại phòng khám.
7. Quảng cáo tin nhắn Facebook
Với sự gia tăng của sự cạnh tranh trong ngành chăm sóc răng miệng, quảng cáo phòng khám nha khoa đòi hỏi một chiến lược hiệu quả và độc đáo. Một cách tiếp cận tiềm năng là thông qua quảng cáo tin nhắn Facebook.
Quảng cáo phòng khám nha khoa trên Facebook có thể giúp phòng khám tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả, đặc biệt phòng khám có thể tối ưu hơn khi sử dụng từ khóa phụ như “quảng cáo phòng khám nha khoa” và “quảng cáo phòng khám răng”. Tận dụng sự tiện lợi của mạng xã hội này để xây dựng thương hiệu của phòng khám, thu hút khách hàng tiềm năng, và tạo sự nhận diện độc đáo cho phòng khám nha khoa.
8. Quảng cáo nha khoa trên bản đồ Google
Một quảng cáo trên Google Maps có thể bắt đầu đưa một bệnh nhân tiềm năng trực tiếp đến phòng mạch nha khoa. Khi từ khóa “nha sĩ” được nhập vào thanh tìm kiếm, kết quả sẽ hiển thị trên bản đồ và trong danh sách kết quả tìm kiếm. Trên thiết bị di động, các quảng cáo này cũng bao gồm chỉ đường và cuộc gọi nhấn để gọi (CTA).
9. Từ khóa khẩn cấp
Từ khóa khẩn cấp có thể hiểu đơn giản là các từ khóa như “cấp cứu” hoặc “khẩn cấp”. Theo một số nhà nghiên cứu, đây là các loại từ khóa dễ dàng để thu hút khách hàng có nhu cầu cấp thiết và thúc đẩy họ cho ra các quyết định sử dụng các dịch vụ tại phòng khám ngay.
Tuy nhiên, để sử dụng loại từ khóa khẩn cấp trong các quảng cáo nha khoa chúng ta cũng cần phải đảm bảo rằng phòng khám nha khoa có khả năng nhận các trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, chúng ta cũng cần cung cấp các liên hệ để bệnh nhân có thể liên hệ đến phòng khám dễ dàng. Nếu không, việc sử dụng từ khóa khẩn cấp có thể gây ra các tác dụng ngược như đánh giá không tốt trên google.
10. Hoa hồng giới thiệu
Một hình thức mà phòng khám nha khoa có thể áp dụng trực tiếp trong các quảng cáo nha khoa là sử dụng “hoa hồng giới thiệu”. Chúng ta có thể tạo ra các chương trình khuyến mãi như, khách hàng đã sử dụng dịch vụ dẫn thêm bạn bè/người thân đến sẽ được ưu đãi tặng thêm 500.000 cho các lần sử dụng dịch vụ tiếp theo hoặc tiền mặt với mỗi khách hàng giới thiệu.
Việc sử quảng cáo phòng khám răng theo cách “hoa hồng giới thiệu” sẽ giúp phòng khám mở rộng tệp khách hàng hơn và tăng doanh thu hiệu quả.
11. Quảng cáo nha khoa qua video
Ngành chăm sóc sức khỏe nói chung và ngành quảng cáo nha khoa nói riêng đang ngày càng ưa chuộng sử dụng các video như một công cụ truyền tải thông điệp hiệu quả. Khách hàng thường thích xem video vì nó tiện lợi, có lồng ghép âm thanh nên mang lại cảm giác thú vị hơn cho người xem. Không những thế việc sử dụng hình ảnh, video còn giúp khách hàng ấn tượng hơn trong số các quảng cáo phòng khám răng thông thường.
Các loại video có thể có nhiều chủ đề đa dạng, từ quay về dịch vụ phòng khám đến các nhận xét từ khách hàng như một cách xây dựng lòng tin với các khách tiềm năng của phòng khám.
Quảng cáo nha khoa hay quảng cáo cho phòng khám răng tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng để triển khai thực hiện và đạt mục đích như những gì phòng khám răng mong muốn lại không hề dễ dàng. Vì lẽ đó, hãy để iCare Partner trở thành người đồng hành thân thiết trong chiến dịch tiếp thị toàn diện cho phòng khám nha khoa.
Bằng sự hỗ trợ đắc lực từ iCare Partner, phòng khám nha khoa sẽ thăng hoa về mặt thương hiệu, thu hút sự quan tâm của đông đảo bệnh nhân, và tỏa sáng với sự khác biệt đáng kể. Hãy để lại thông tin phòng khám trong biểu mẫu dưới đây, và đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ sớm liên hệ với đối tác để thảo luận thêm.