Bài toán chi phí quảng cáo phòng khám nhỏ – bao nhiêu là đủ?
Việc đặt ra bài toán chi phí quảng cáo phòng khám nhỏ đang rất được quan tâm hiện nay. Bởi khi vận hành bất kỳ một loại hình kinh doanh nào thì việc đặt ra quỹ ngân sách để chạy quảng cáo là việc không thể thiếu.
1. Ngân sách tháng cho quảng cáo phòng khám
Việc phân bổ ngân sách chạy quảng cáo phòng khám là việc cần thiết để tạo ra tác động đến doanh thu. Nếu mục tiêu của phòng khám là thu hút được nhiều bệnh nhân hơn, thì số ngân sách nhỏ là không đủ để khiến cho quảng cáo phổ biến hơn ở các nhóm đối tượng mà phòng khám nhắm đến.
Để tạo ra được một chiến dịch quảng cáo phòng khám đạt hiệu quả tốt, cần phải nhắm đến tệp khách hàng lý tưởng nhất, dựa trên bộ lọc về giới tính, độ tuổi, thu nhập,… của mạng xã hội. Thu gọn mục tiêu là những khách hàng tiềm năng sẽ giúp việc quảng cáo phòng khám đạt được kết quả khả quan mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
Mặc dù không có phạm vi tiêu chuẩn cho hoạt động y tế về số tiền nên chi cho quảng cáo phòng khám, nhưng có một số yếu tố có thể làm tác động đến ngân sách tháng dành cho quảng cáo:
– Số lượng bác sĩ: Nhiều bác sĩ hơn đồng nghĩa với mức chi tiêu cho nguồn nhân lực cao hơn – đặc biệt nếu phòng khám đang muốn lấp đầy lịch trình với các bệnh nhân mới.
– Vị trí địa lý: Các phòng khám ở một địa điểm sẽ chi tiêu ít hơn so với các phòng khám có quy mô lớn và có chi nhánh ở nhiều địa điểm.
– Công việc có tính chuyên môn cao: Các chuyên khoa, như phẫu thuật cột sống, niềng răng, mổ mắt cận,… thường cần ngân sách cao hơn so với các hoạt động nhẹ nhàng như khám tổng quát hay chăm sóc sức khỏe vì quy trình chuyên môn và nguồn thiết bị y tế cần dùng đến sẽ nặng hơn.
2. Tỷ lệ click trung bình của quảng cáo phòng khám
Tỷ lệ lượt click trung bình vào quảng cáo (hay còn gọi là CTR – Click Through Rate) là tỷ lệ số lượt nhấp chuột để đến một trang khác mà quảng cáo đó nhận được. Từ số liệu này, có thể tính được giá của mỗi lượt click trung bình (hay còn gọi là CPC – Cost Per Click).
Công thức tính giá của mỗi lượt click trung bình vào quảng cáo phòng khám là: CPC trung bình = Tổng chi tiêu/Số nhấp chuột ước tính. Ví dụ, phòng khám A chi hằng tháng cho quảng cáo trên Facebook là 200$ (tương đương xấp xỉ 4,8 triệu VNĐ) và khách hàng đã tương tác với 1.560 lượt click. Vậy chi phí mỗi lượt click trung bình là 3.122 VNĐ.
Vậy, CPC trung bình thay đổi tùy theo tình trạng và phương pháp chạy quảng cáo mà phòng khám đang nhắm mục tiêu. Nó có tác động rất lớn đến số lượng khách hàng tiềm năng mà phía phòng khám mong đợi. CPC càng cao thì lượt click và lượng khách hàng tiềm năng mà quảng cáo phòng khám có thể tiếp cận được càng ít hơn.
3. Tỷ lệ chuyển đổi cơ hội khách hàng tiềm năng
Để hiểu thêm về tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng của một quảng cáo phòng khám, tiếp tục phân tích ví dụ trên. Giả sử, trong số lưu lượng truy cập (1.560 lần lượt click) được gửi đến trang web, 143 người trong số họ đã trở thành khách hàng tiềm năng mới. Kết quả trên phải thông qua việc họ đã gửi biểu mẫu trên trang web để yêu cầu một cuộc hẹn hay dùng một số phương thức liên lạc khác.
Tới đây, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng sẽ được tính bằng số lượng khách hàng tiềm năng mới chia cho số lượt click vào quảng cáo ước tính.
Ở ví dụ trên, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng trung bình khoảng 9.2%. Theo báo cáo điểm chuẩn về tỷ lệ chuyển đổi gần đây từ Unbounce (là một trình tạo trang đích cho phép người dùng tạo các trang đích đẹp) , tỷ lệ trên 3,6% đều là trên mức trung bình đối với các hoạt động y tế.
Trang web chạy quảng cáo phòng khám chịu trách nhiệm chính trong việc chuyển đổi lưu lượng truy cập thành khách hàng tiềm năng. Trải nghiệm của người xem quảng cáo quyết định kết quả của việc chạy quảng cáo thành công hay thất bại.
Vì vậy, các đơn vị phòng khám nên cập nhật trang web của họ trước khi đầu tư vào quảng cáo trả phí. Theo nguyên tắc chung, trang web của phòng khám phải tải nhanh, hiển thị tốt trên tất cả các thiết bị, nhất là thiết bị di động. Ngoài ra cần có phương thức liên lạc và biểu mẫu yêu cầu cuộc hẹn dành cho khách hàng.
4. Tỷ lệ chuyển đổi thành lượt khám thực tế
Tiếp tục với ví dụ trên, trong số 143 khách hàng tiềm năng tiếp cận được từ quảng cáo phòng khám của Facebook, 24 khách hàng đã thực sự ghé thăm phòng khám. Vậy, tỉ lệ chuyển đổi thành lượt khám thực tế ở đây là 16.78%. Kết quả này được tính bằng cách lấy số lượng khách hàng ghé phòng khám chia cho số lượng khách hàng tiềm năng mới.
Mức trung bình ở các phòng khám cung cấp dịch vụ khác nhau có thể khác nhau. Đối với những việc như phẫu thuật hay mổ thì việc bệnh nhân chủ động đến khám tại phòng khám có thể khó hơn vì một số người ngần ngại đến để thực hiện việc chữa bệnh tại đó.
Tăng tỷ lệ khách đến khám thực tế là một trong những thay đổi có tác động lớn nhất mà phía phòng khám có thể thực hiện đối với hoạt động tiếp thị của mình. Việc tăng tỷ lệ chuyển đổi lên sẽ giúp có thêm lượng bệnh nhân mỗi tháng mà không cần phải chi thêm phí quảng cáo phòng khám. Cách tốt nhất để làm điều này là cần theo dõi nhanh chóng các khách hàng tiềm năng mới.
5. Tỷ lệ từ khám thực tế tới sử dụng dịch vụ
Cuối cùng, vẫn tính trong ví dụ quảng cáo phòng khám này, 25% trong số 24 lượt khám trung bình hàng tháng cho bệnh nhân mới đã dẫn đến các ca phẫu thuật hoàn tất. Điều này có nghĩa là trung bình có 6 ca phẫu thuật được đặt trước mỗi tháng. Số liệu này được tính bằng số lượt ghé thăm phòng khám mới hàng tháng nhân cho tỷ lệ thủ tục được đặt trước trung bình.
Các quy trình có thể dao động dựa trên nhiều yếu tố chủ quan và khách quan – chẳng hạn như bệnh nhân đã hoàn toàn sẵn sàng hoặc có thể đặt lịch dời phẫu thuật. Tuy nhiên, nó cũng phụ thuộc vào mức độ theo dõi bệnh nhân sau khi đến phòng khám và được chỉ định điều trị.
6. Tổng kết
Nói tóm lại, bài toán chi phí quảng cáo phòng khám nhỏ đang trở thành một thách thức quan trọng đối với các chủ sở hữu phòng khám và các chuyên gia y tế.
Phòng khám nhỏ thường có nguồn lực hạn chế và cần phải tối ưu hóa chi phí để thu hút được nhiều bệnh nhân hơn. Điều này đặt ra yêu cầu cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn phương thức quảng cáo phòng khám hiệu quả và tiết kiệm, từ việc xác định đối tượng mục tiêu, lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp, đến quản lý ngân sách một cách thông minh.
Mỗi lĩnh vực hoạt động nêu trên đều có tác động đến kết quả chung mà phòng khám có thể mong đợi. Nếu chi tiêu ngân sách trong việc quảng cáo phòng khám quá ít hoặc trang web của phòng khám kém chuyên nghiệp trong việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thì có thể không nhận được kết quả khả quan.
Để giải quyết bài toán này, việc nắm vững thị trường và đối tượng khách hàng tiềm năng là vô cùng quan trọng. Phân tích sâu về xu hướng, tìm hiểu về thói quen, quan điểm và nhu cầu của bệnh nhân có thể giúp xác định được cách tiếp cận hợp lý và hiệu quả. Kết hợp đó, chọn lựa kỹ lưỡng các kênh quảng cáo phù hợp với ngành y tế như mạng xã hội, website, hoặc các kênh truyền thông địa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho chi phí quảng cáo phòng khám ở mức tối ưu.
Ngân sách quảng cáo phòng khám và hiệu quả quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào một loạt yếu tố phức tạp và đa dạng. Các yếu tố như đối tượng mục tiêu, lựa chọn kênh quảng cáo, nội dung quảng cáo, định hình thị trường và cạnh tranh đều ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.
Để tối ưu hóa ngân sách quảng cáo phòng khám và đảm bảo hiệu quả, cần sự can thiệp và tư vấn từ chuyên gia trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, việc có một đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và hiểu biết sâu về quảng cáo là vô cùng quan trọng. Đây là bước đầu tiên để giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến ngân sách quảng cáo và đạt được kết quả tốt trong chiến dịch quảng cáo.
iCare Partner là một đối tác đáng tin cậy và có uy tín trong lĩnh vực tư vấn quảng cáo phòng khám. Chúng tôi mang đến giải pháp toàn diện và chuyên nghiệp, từ việc phân tích thị trường, định hình chiến lược, lựa chọn phương tiện quảng cáo phù hợp đến thiết kế nội dung hấp dẫn.
Với iCare Partner, chắc chắn ngân sách quảng cáo phòng khám sẽ được tối ưu hóa và hiệu quả quảng cáo sẽ được nâng cao, góp phần mang lại sự thành công và phát triển cho doanh nghiệp.