Cách thiết kế phòng khám đơn giản cho bác sĩ nhãn khoa

Tăng trưởng doanh thu
Bài viết được viết bởi chuyên gia Dương Mạnh Cường

Thiết kế phòng khám, đặc biệt là phòng khám mắt luôn là niềm trăn trở của nhiều bác sĩ. Nhằm giải quyết những khó khăn trên, iCare Partner sẽ phân tích một vài phương pháp cũng như những lưu ý khi thiết kế phòng khám trong bài viết này. 

1. Những khu vực chức năng cần có khi thiết kế phòng khám mắt

1. Khu lễ tân 

Dù kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào thì cũng không nào thể bỏ qua khu lễ tân. Bởi nơi đây đóng vai trò như “bộ mặt” của phòng khám, là nơi tiếp nhận thông tin và hướng dẫn bệnh nhân những bước đầu khi khám bệnh. Đồng thời, khu lễ tân còn được xem là khu phòng chờ của các bệnh nhân. 

Với những chức năng trên, khu lễ tân bắt buộc phải được thiết kế ở vị trí bắt mắt, dễ nhìn thấy. Bên cạnh đó, lễ tân cũng phải được đặt ở nơi có tầm nhìn bao quát, dễ nhìn thấy bệnh nhân bên ngoài. Nhờ vậy, lễ tân có thể linh động điều chỉnh thứ tự khám nếu có trường hợp bất ngờ xảy ra, hoặc ổn định kịp thời trật tự khi có người chen hàng. 

Theo chia sẻ của Noorwood Eyecare, việc thiết kế khu lễ tân phù hợp sẽ tăng độ bảo mật cho bệnh nhân. Cụ thể, khu lễ tân có thể được chia thành 2 phần. Phía trong là một quầy lễ tân riêng, theo dạng ki-ốt. Còn bên ngoài là khu chờ được trang bị thêm ghế riêng cho các bệnh nhân. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý dự đoán chính xác số lượng bệnh nhân để sắp đặt đúng số ghế tương ứng.

Trang trí cho khu lễ tân như thế nào cũng là câu hỏi đáng quan tâm. Ví dụ như đặt thêm tivi khi thiết kế phòng khám là một ý tưởng khá hay. Vì trong thời gian chờ đợi, bệnh nhân có thể xem tivi giải trí, giết thời gian. Nhưng trong khu chờ của 1 phòng khám mắt, đây lại là một ý kiến tồi. Bởi đa phần các bệnh nhân đều có tầm nhìn yếu, và để xem tivi thì bắt buộc họ phải điều tiết mắt nhiều hơn. 

Đồng thời, theo tiết lộ từ nhiều nghiên cứu, những bệnh nhân có bệnh về mắt trong khi chờ điều trị sẽ có khả năng bị gia tăng căng thẳng. Điều này sẽ khiến tình trạng tinh thần của các bệnh nhân trở nên tệ hơn, làm buổi điều trị diễn ra khó khăn hơn. Vậy nên, việc đặt tivi ở khu lễ tân của những phòng khám khác có thể hiệu quả, nhưng khi thiết kế phòng khám mắt thì lại là ý kiến không quá hay. 

2. Khu khám bệnh nhân 

Tại khu khám bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và điều trị các bệnh về mắt cho khách hàng. Thế nên, khi thiết kế phòng khám, nếu muốn việc chẩn đoán hay khám bệnh diễn ra hiệu quả, phòng khám bắt buộc phải chứa các thiết bị cần thiết để hỗ trợ kiểm tra đo lường thị lực bệnh nhân, cùng các dụng cụ y tế liên quan khi khám mắt. 

Đồng thời, khu khám bệnh nên bao gồm các phòng xét nghiệm và điều trị khác nhau. Thiết kế cũng cần phải thuận tiện, giúp bệnh nhân di chuyển dễ dàng từ phòng chờ đến phòng xét nghiệm, sau đó sang phòng điều trị. Trong trường hợp tình hình tài chính của các chủ phòng khám chưa tốt, có thể cân nhắc xây dựng khoảng từ 1-2 phòng. Nhưng bắt buộc phải đáp ứng đủ các nhu cầu của người bệnh. 

Phòng xét nghiệm cũng có thể được phân thành nhiều khu nhỏ như khu tiền xét nghiệm, trường thị giác, hình ảnh, tia laser, siêu âm và chụp cắt lớp. Bên cạnh những khu này, phòng khám cũng nên đầu tư thêm khu chờ cho bệnh nhân, giúp quá trình chờ đợi qua từng bước trở nên thoải mái hơn với người bệnh. 

Khu khám bệnh nhân khi thiết kế phòng khám
Khu khám bệnh nhân khi thiết kế phòng khám

3. Khu hỗ trợ dịch vụ 

Khu vực hỗ trợ dịch vụ là nơi chứa các tiện ích nhằm hỗ trợ cho hoạt động khám chữa bệnh thường ngày của phòng khám mắt. Cụ thể, đây chính là nơi cung cấp các dụng cụ sạch, hay máy móc mới cho phòng khám, nhằm thay thế những thiết bị đã qua sử dụng và không thể tái chế được nữa. Đồng thời, khu hỗ trợ dịch vụ cũng là nơi lưu trữ và phân phối thuốc đến khách hàng. 

4. Khu hành chính

Mỗi chuyên gia đều cần có không gian riêng để hoạt động, làm việc. Và các kỹ thuật viên cũng cần khu làm việc chứa đầy đủ thiết bị đo lường, khám bệnh. Thế nên, việc xây dựng một khu hành chính riêng, chuyên để nhân viên làm việc là cực kỳ cần thiết. Có thể nói, khu hành chính là khu vực cực kỳ cần thiết của 1 phòng khám.

Khi thiết kế khu hành chính, nhằm tiết kiệm không gian, các phòng khám nhãn khoa nói riêng và các phòng khám nói chung nên cân nhắc tận dụng “không gian chung”. Cụ thể, khi thiết kế phòng khám, có thể dùng chung 1 phòng lớn làm khu hành chính. Sau đó, chỉ cần ngăn cách phòng này thành nhiều khu nhỏ, dùng làm khu làm việc cho các bác sĩ. Như vậy, có thể vừa tiết kiệm không gian, vừa đảm bảo tính riêng tư cho các chuyên gia. 

Bên cạnh đó, lúc thiết kế khu làm việc riêng, chủ phòng khám cũng cần lưu ý về mặt diện tích. Diện tích của các khu làm việc này đều phải tương đồng với nhau. Và bài trí cũng cần giống nhau y đúc. Như thế mới tránh tình trạng “bên trọng bên khinh”, hay dẫn đến tình huống hiểu lầm giữa các đồng nghiệp. 

Một điều quan trọng khác khi thiết kế khu làm việc chính là ánh sáng. Mỗi văn phòng làm việc nào cũng cần được “hưởng” ánh sáng tự nhiên. Như vậy vừa có thể giúp nâng cao tinh thần, giảm thiểu áp lực của nhân viên. Đồng thời, khu làm việc của từng chuyên gia cũng cần đảm bảo tính riêng tư cho bệnh nhân mỗi khi khám bệnh. 

Cuối cùng, khi thiết kế khu vực hành chính, các chủ phòng khám có thể cân nhắc đặt khu thay đồ của nhân viên xa nơi khám bệnh. Như vậy, có thể tăng tính riêng tư cho các y bác sĩ, và làm giảm thiểu bớt áp lực phải đối mặt với bệnh nhân của họ.

Khu hành chính của phòng khám mắt
Khu hành chính của phòng khám mắt

5. Khu vực cắt kính

Khi thiết kế phòng khám mắt, khu cắt kính chính là khu vực không thể thiếu. Bởi đa phần khách hàng mắc bệnh liên quan đến mắt đều có nhu cầu mua kính, hay thay tròng. Và khu vực có thể được chia thành 2 phân khu nhỏ, bao gồm nơi trưng bày kính và gọng kính; với nơi lắp đặt, chế tác kính mắt. 

Bên cạnh đó, việc bố trí các gọng kính này sao cho hút mắt khách cũng rất quan trọng. Nếu muốn khách hàng lựa chọn nhiều hơn, phòng khám có thể cân nhắc đầu tư đa dạng mẫu mã, nhiều loại tròng kính, gọng kính. Để sở hữu đa dạng mẫu với giá cả phải chăng, có thể cân nhắc hợp tác với bên thứ ba – nơi chuyên phân phối sỉ lẻ các loại tròng, gọng kính.

2. Những cân nhắc cần biết khi bác sĩ mắt thiết kế phòng khám

Những cân nhắc cần biết khi bác sĩ mắt thiết kế phòng khám
Những cân nhắc cần biết khi bác sĩ mắt thiết kế phòng khám

1. Chức năng của phòng khám 

Thiết kế phòng khám đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi nếu được thiết kế tối ưu, việc di chuyển của nhân viên lẫn bệnh nhân đều sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Nhờ vậy, việc khám chữa bệnh cũng trở nên thuận lợi hơn. Và các bác sĩ chuyên khoa đôi khi cũng sẽ có nhiều thời gian hơn để trò chuyện với bệnh nhân. 

Đồng thời, các khu vực bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu y tế, các tiêu chuẩn an toàn cộng đồng lẫn lao động. Bên cạnh đó, các khu xét nghiệm cũng được khuyên nên được đặt gần phòng chờ, nhằm tăng thêm lưu lượng bệnh nhân. Cụ thể, nếu xây bên cạnh phòng chờ, bệnh nhân có thể dễ dàng thấy được và di chuyển đến khu vực xét nghiệm nhanh hơn, giảm thiểu thời gian tìm kiếm. 

Cuối cùng, không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng sẽ phải khám đầy đủ. Và hầu hết các bệnh nhân nếu muốn khám toàn diện cũng cần trải qua rất nhiều đợt xét nghiệm. Thế nên, để tránh tình trạng ùn tắc, phòng khám cần được đặt xa khu xét nghiệm và khu chờ. Như vậy, sau khi xét nghiệm xong thì bệnh nhân mới đến phòng khám, làm giảm lưu lượng bệnh nhân đứng chờ trước phòng.

2. Sự bảo mật

Trong bất cứ lần khám bệnh nào, tâm lý bệnh nhân cũng sẽ dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh. Nếu khám bệnh trong một nơi chứa quá nhiều tiếng ồn, bệnh nhân có thể dễ dàng cảm thấy không an toàn, bất an. Thế nên, một phòng khám nhãn khoa “chuẩn chỉnh” cũng cần giảm thiểu được vấn đề này, có cách âm để gia tăng sự thoải mái cho bệnh nhân.

3. Tính linh hoạt

Để giúp việc khám chữa bệnh dễ dàng hơn, việc sử dụng các công nghệ, máy móc hỗ trợ là rất cần thiết. Và tất nhiên, số lượng thiết bị sẽ ngày càng gia tăng trong tương lai. Thế nên, phòng khám mắt cần có đủ không gian để chứa các thiết bị này. Vậy nên, thiết kế của phòng khám cần có tính linh hoạt, giúp dễ sắp xếp chỗ để những thiết bị mới. 

Bên cạnh đó, thiết kế phòng khám nhãn khoa cũng cần linh hoạt để đáp ứng được khối lượng công việc luôn thay đổi trong tương lai. Để làm được điều này, các chủ phòng khám nên cân nhắc duy trì kích thước tiêu chuẩn của phòng khám. Miễn sao các phòng có thể đáp ứng nhiều chức năng khác nhau. 

Cách bài trí của các phòng khám cũng cần giống hệt nhau. Điều này sẽ giúp các chuyên gia khác nhau sử dụng phòng một cách hiệu quả, nhanh chóng hơn. Việc sở hữu kích thước tương đồng cũng làm giảm thiểu khó khăn trong việc chuyển đổi phòng đó sang chức năng khác trong tương lai. Ví dụ, chủ phòng khám có thể cân nhắc dùng khu xét nghiệm cho mục đích khác.

4. Hiệu quả 

Phòng khám cũng cần cam kết sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác nhau, bao gồm các nguồn nguyên vật liệu, năng lượng, nhân viên và thiết bị. Bên cạnh đó, thiết kế của phòng khám cũng sẽ nâng cao tính hiệu quả. 

5. Đảm bảo kỹ thuật 

Mục đích khi thiết kế phòng khám nhãn khoa chính là tạo ra được môi trường thúc đẩy, hỗ trợ trong việc điều trị bệnh nhân. Thế nên, để tạo ra được một bầu không khí êm dịu, giúp bệnh nhân thư giãn, các chủ phòng khám có thể cân nhắc thêm về bố cục thiết kế, màu sắc, hay dùng các vật liệu thiên nhiên vào trong xây dựng. 

Bên cạnh đó, sàn nhà cũng cần tránh sử dụng hoa văn có hoạ tiết lộn xộn. Điều này không chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy bối rối. Mà trong một số trường hợp, khi bệnh nhân đánh rơi đồ xuống đất cũng sẽ khó tìm kiếm hơn do họ đều là những người sở hữu thị lực kém. Đồng thời, các chủ phòng khám cũng có thể giảm độ chói bằng cách chọn sàn phủ, sàn nhựa gỗ, đặc biệt là khi gần các nguồn sáng hay cửa sổ. 

3. Kết luận

Việc thiết kế phòng khám chưa bao giờ là điều dễ dàng. Đặc biệt là thiết kế phòng khám mắt bởi các bệnh nhân có thị lực kém cần phải tránh rất nhiều điều. Thế nên, với đội ngũ các chủ phòng khám đa phần đều mạnh chuyên môn, việc thiết kế phòng khám là vấn đề hết sức nan giải. 

Để thiết kế phòng khám mắt hiệu quả, các chủ phòng khám có thể cân nhắc lựa chọn nhờ bên thứ ba hỗ trợ. Thấu hiểu điều đó, iCare Partner mong muốn hợp tác với các phòng khám để hỗ trợ tư vấn, thiết kế và triển khai toàn bộ các mảng việc phi lâm sàng

Hãy để chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ bạn
Chia sẻ bài viết:

Tác giả

Bài viết liên quan

Nhận đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp của bạn

Chúng tôi hiểu rằng việc tìm kiếm một đối tác đồng hành có thể là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, chúng tôi đã sẵn sàng giúp bạn dễ dàng hơn bằng cách cung cấp đề xuất miễn phí từ chuyên gia cho bạn.
Đặt câu hỏi cho chuyên gia

    Mục Lục
    Đóng