Xây dựng thương hiệu phòng khám – cách đo lường thành công?

Tăng trưởng doanh thu
Bài viết được viết bởi chuyên gia Đặng Thị Thu Hà

Xây dựng thương hiệu phòng khám đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định kinh doanh phòng khám có trở nên thành công hay không. Cùng iCare Partner xem ngay nội dung sau đây để nắm bắt cách thức đo lường sự thành công cực hữu ích. 

Vì sao cần đo lường hiệu quả xây dựng thương hiệu phòng khám? 

Rõ ràng có thể nhận thấy số lượng lượng phòng khám trên cả nước ngày càng tăng lên. Phòng khám chất lượng và phòng khám kém chất lượng pha trộn với nhau khiến bệnh nhân khó mà phân biệt thật giả. 

Tình trạng này càng làm cho việc xây dựng thương hiệu phòng khám quan trọng hơn. Để đảm bảo rằng thương hiệu có thể mang lại giá trị thực sự cho phòng khám hay không, cần nắm bắt cách để đo lường hiệu quả của chiến dịch. Cùng lúc đó, giúp các phòng khám xác định liệu chiến lược thương hiệu có đạt được mục tiêu mà  đề ra và tăng doanh thu phòng khám hay không. 

Nắm bắt cách đo lường cũng giúp việc xây dựng thương hiệu trở nên hiệu quả hơn vì bạn có thể theo dõi độ nhận biết thương hiệu, các phản hồi từ bệnh nhân và đánh giá mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu phòng khám. Từ đó, bạn có thể có cái nhìn khách quan hơn và điều chỉnh chiến lược để cải thiện hiệu suất và khả năng cạnh tranh. 

Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu phòng khám
Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu phòng khám

1. Đo lường hiệu quả xây dựng thương hiệu phòng khám qua mô hình phễu bán hàng 

Để đánh giá mức độ thành công trong việc xây dựng thương hiệu của phòng khám, chúng ta thường sử dụng mô hình phễu bán hàng để hiểu cách thương hiệu tương tác với khách hàng từ khi họ nhận biết đến khi họ trở thành khách hàng trung thành.

a. Phễu bán hàng là gì? 

Phễu bán hàng là một mô hình quan trọng trong việc đo lường và quản lý quá trình xây dựng thương hiệu phòng khám. Từ việc nhận biết khách hàng (consciousness) về phòng khám đến sự quan tâm (interest), xem xét (consideration), ý định (intent), đánh giá (evaluation) và cuối cùng là khách hàng quyết định trải nghiệm dịch vụ. 

Mô hình phễu bán hàng trong ngữ cảnh xây dựng mô hình kinh doanh phòng khám sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh các chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu của mình nhằm thu hút và giữ chân bệnh nhân một cách hiệu quả. 

Mô hình phễu bán hàng trong quá trình xây dựng thương hiệu phòng khám 
Mô hình phễu bán hàng trong quá trình xây dựng thương hiệu phòng khám 

b. Khi nào áp dụng mô hình này để đánh giá hiệu quả xây dựng thương hiệu phòng khám 

Nếu đã hiểu rõ khái niệm về mô hình phễu bán hàng, vậy ngay sau đây hãy cùng iCare Partner tìm hiểu thêm khi nào nên áp dụng mô hình này để đánh giá hiệu quả xây dựng thương hiệu và thúc đẩy việc kinh doanh phòng khám phát triển. 

  • Theo dõi quá trình tương tác của bệnh nhân 

Mô hình phễu bán hàng cho phép bạn theo dõi hành vi của bệnh nhân từ khi họ biết đến phòng khám cho đến khi họ sử dụng dịch vụ. Giúp bạn hiểu rõ hơn cách bệnh nhân tương tác với thương hiệu phòng khám, từ đó điều chỉnh chiến lược tiếp thị và quảng cáo sao cho phù hợp.

  • Tiếp cận và giữ chân khách hàng 

Áp dụng mô hình phễu bán hàng sẽ giúp phòng khám đảm bảo rằng tiếp cận và giữ chân bệnh nhân một cách hiệu quả. Việc này sẽ tác động đến việc tạo ra một tệp khách hàng trung thành và cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu phòng khám. 

  • Tiếp cận khách hàng

Mô hình phễu bán hàng bắt đầu bằng việc nhận biết khách hàng tiềm năng. Mô hình có thể giúp bạn xác định ai là khách hàng mục tiêu và làm thế nào họ có thể biết đến bạn thông qua các kênh quảng cáo, tiếp thị trực tuyến hoặc sự xuất hiện trên mạng xã hội. 

Trong trường hợp bạn đã thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, bạn cần tạo sự quan tâm từ họ. Điều này sẽ được thực hiện thông qua cung cấp các thông tin hữu ích, chia sẻ những nội dung có giá trị, đưa ra các giải pháp đánh trúng tâm lý khách hàng từ các dịch vụ mà bạn cung cấp. 

Khách hàng sẽ bắt đầu cảm thấy hứng thú và xem xét lựa chọn dịch vụ của bạn. Trong quá trình này, các phòng khám cần cung cấp thông tin chi tiết, phản hồi câu hỏi và tạo điều kiện để thúc đẩy khách hàng lựa chọn dịch vụ của phòng khám.

  •  Giữ chân khách hàng

Sau khi khách hàng đã đồng ý sử dụng dịch vụ, phòng khám cần tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho bệnh nhân. Điều này bao gồm việc cung cấp dịch vụ xuất sắc, giải quyết các vấn đề cá nhân của khách hàng một cách tận tâm, đặc biệt quan tâm đến sức khỏe và cảm nhận của họ sau trải nghiệm các dịch vụ tại phòng khám.

Ngoài ra, để giữ chân khách hàng hiệu quả phòng khám cần có sự tương tác thường xuyên với khách hàng. Phòng khám có thể sử dụng email marketing, các cuộc gọi điện thoại đánh giá và các cập nhật thông tin thường xuyên trên mạng xã hội. 

Một điểm đặc biệt để có thể giữ chân khách hàng hiệu quả là tạo ra các ưu đãi và đặc quyền cho khách hàng thân thiết. Điển hình như giảm giá, dịch vụ ưu đãi hoặc quà tặng đặc biệt để khích lệ bệnh nhân tiếp tục sử dụng dịch vụ của bạn. 

  • Điều chỉnh chiến lược tiếp thị và định hình thương hiệu

Mô hình này sẽ giúp phòng khám hiểu rõ được hiệu suất của các chiến lược tiếp thị và quảng cáo. Từ đó phòng khám sẽ có thể đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu phòng khám. Từ đó tối ưu hóa chiến lược để thu hút các khách hàng tiềm năng và giữ chân các khách hàng thân quen một cách tốt nhất. 

  • Xây dựng thương hiệu phát triển bền vững và chiếm lĩnh thị trường 

Trong lĩnh vực y tế, việc tạo ra một thương hiệu bền vững là điều cần thiết. Xây dựng thương hiệu phòng khám bền vững không chỉ giúp việc kinh doanh phòng khám trở nên tốt hơn, duy trì doanh thu mà còn có khả năng đương đầu với các thách thức từ việc cạnh tranh với các thương hiệu khác. 

Việc chiếm lĩnh thị trường cũng tương tự, nó đòi hỏi phòng khám phải nổi bật trong mắt bệnh nhân, được nhận biết rộng rãi và là lựa chọn hàng đầu trong số các dịch vụ y tế. 

2. Soi chiếu mô hình thang thương hiệu và đánh giá mức độ tác động lên tình hình kinh doanh phòng khám 

Mô hình thang thương hiệu hay còn có tên gọi khác là “The Brand Ladder”, đây là một công cụ để đánh giá và theo dõi mức độ tác động của việc xây dựng thương hiệu phòng khám lên tình hình kinh doanh phòng khám y tế. Mô hình này giúp phòng khám định rõ các cấp độ trong mối quan hệ giữa thương hiệu và bệnh nhân, từ sự hài lòng đến tình yêu và sự tận hưởng dịch vụ của bạn. 

a. Thang thương hiệu là gì 

Thang thương hiệu là một mô hình tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, nuôi dưỡng thương hiệu phát triển và xây dựng mối quan hệ với bệnh nhân. Đây là hình thức nhằm đo lường sự thành công của quá trình xây dựng thương hiệu phòng khám bằng cách theo dõi mức độ tương tác và lòng trung thành của bệnh nhân đối với thương hiệu. Thang thương hiệu cũng cung cấp một số liệu rõ ràng về việc kinh doanh phòng khám đang hoạt động ở từng mức độ. 

b. Cách áp dụng 

Và sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về cách mô hình thang thương hiệu hoạt động và làm thế nào để áp dụng nó vào việc kinh doanh phòng khám:

  • Bậc thấp nhất đại diện cho sự hài lòng của bệnh nhân. 

Đây là nền tảng của sự tin tưởng mà phòng khám cần xây dựng cho khách hàng của họ khi đến trải nghiệm dịch vụ. Bảo đảm rằng các dịch vụ của phòng khám đúng như những gì trên quảng cáo. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ sự hài lòng thôi sẽ không đủ bảo đảm về hành vi sử dụng lại dịch vụ của bệnh nhân. 

  • Bậc tiếp theo thể hiện niềm vui của bệnh nhân

Đây là nơi niềm tin bắt đầu trở nên vững vàng hơn. Nếu phòng khám có khả năng mang đến những hiệu quả bất ngờ cho bệnh nhân ngoài sự hài lòng cơ bản, phòng khám sẽ thành công kích thích được loại cảm xúc muốn trở thành khách hàng trung thành tại thương hiệu của bệnh nhân. 

  • Một bậc cao hơn sẽ thể hiện cho sự tham gia của bệnh nhân

Khi bệnh nhân thật sự gắn bó với một thương hiệu, họ sẽ đồng ý trở thành khách hàng thân thiết. Từ đó, sự trung thành ở khách hàng cũng được gia tăng, thói quen sử dụng dịch vụ của họ cũng được cải thiện hơn trước. 

  • Bậc cao nhất trong thang thương hiệu là trao quyền cho bệnh nhân

Có thể hiểu ở giai đoạn này bệnh nhân có quyền kiểm soát nhiều hơn về quyết định và hành động liên quan đến sức khỏe của họ. Tại giai đoạn này, họ có thể trở nên phụ thuộc vào thương hiệu để hỗ trợ tinh thần, phát triển cá nhân và thậm chí đạt được thành công trong việc kinh doanh. Do đó, họ sẽ đóng góp tích cực để giúp phòng khám phát triển, và có thể giới thiệu bạn bè đến sử dụng dịch vụ.

Mô hình thang thương hiệu trong kinh doanh phòng khám
Mô hình thang thương hiệu trong kinh doanh phòng khám

3. Đánh giá hiệu quả bằng thang đo cam kết thương hiệu phòng khám

Nếu bạn đã hiểu về tầm quan trọng của việc vận dụng mô hình phễu bán hàng và mô hình thang thương hiệu quá trình xây dựng thương hiệu phòng khám thì chắc chắn bạn cũng cần nắm bắt cách đánh giá hiệu quả bằng thang đo cam kết thương hiệu phòng khám. 

Đây là một hoạt động dựa trên việc thu thập ý kiến từ bệnh nhân thông qua các cuộc khảo sát đơn giản, có thang điểm dao động từ 20-100. Số điểm này đại diện cho sự tiến bộ tổng thể của phòng khám lên mô hình bậc thang thương hiệu. Trong số đó, yếu tố “trao quyền” được đánh giá trọng hơn gấp bốn lần so với yếu tố “hài lòng”. 

Việc sử dụng khảo sát thang đo cam kết thương hiệu phòng khám sẽ giúp việc kinh doanh phòng khám dễ dàng nhận biết những thành tựu và những thất bại trong công tác xây dựng thương hiệu phòng khám, từ đó, giúp phòng khám xác định được đâu là điểm nổi bật mà bạn cần ưu tiên đầu tư. 

Không những thế, khảo sát còn cho phép phòng khám có cơ hội so sánh điểm số tại mỗi bậc thang trong quy trình xây dựng thương hiệu, phòng khám sẽ xác định rõ được bậc nào đang thể hiện sự phát triển tốt và bậc nào đang cần được cải thiện. 

Để sử dụng Thang Đo Cam Kết Thương Hiệu Phòng Khám (BCS) hiệu quả, phòng khám cần tiến hành khảo sát hàng năm. Không cần phải là khảo sát trực tiếp với bệnh nhân; thương hiệu có thể sử dụng khảo sát trực tuyến và chỉ cần một số ít thời gian từ bệnh nhân. Một mẫu khảo sát với khoảng 1.000 người tham gia đã đủ để phòng khám có thông tin để xem xét và cải thiện dịch vụ.

Thang đo khảo sát các cam kết của thương hiệu
Thang đo khảo sát các cam kết của thương hiệu

Trong ngành y tế, xây dựng thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc thu hút bệnh nhân đến sử dụng dịch vụ, giữ chân họ lại và khiến họ trở thành khách hàng trung thành mà còn cần phải tạo dựng mối quan hệ bền vững giữa bệnh nhân – phòng khám. 

Chính vì lẽ đó, việc sử dụng thang đo (BCS) là công cụ vô cùng hữu ích để giúp phòng khám đánh giá hiệu quả của chiến dịch xây dựng thương hiệu và thúc đẩy sự phát triển trong kinh doanh phòng khám. 

Việc xây dựng chiến lược và triển khai thương hiệu trong kinh doanh phòng khám tại Việt Nam quan trọng và không phải một việc dễ dàng, đặc biệt đối với những chủ phòng khám chỉ tập trung vào năng lực chuyên môn khám/điều trị mà chưa có kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh và vận hành. Thấu hiểu điều đó, iCare Partner hợp tác với các phòng khám để hỗ trợ xây dựng chiến lược và thực thi toàn bộ các mảng việc phi lâm sàng. Để được tư vấn kỹ hơn và giải đáp các thắc mắc hãy để lại nội dung dưới form bên dưới để đội ngũ chăm sóc chuyên môn của chúng tôi được hỗ trợ cho bạn.

Hãy để chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ bạn
Chia sẻ bài viết:

Tác giả

Bài viết liên quan

Nhận đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp của bạn

Chúng tôi hiểu rằng việc tìm kiếm một đối tác đồng hành có thể là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, chúng tôi đã sẵn sàng giúp bạn dễ dàng hơn bằng cách cung cấp đề xuất miễn phí từ chuyên gia cho bạn.
Đặt câu hỏi cho chuyên gia

    Mục Lục
    Đóng